This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

9 lời khuyên để giữ sức khỏe trong dịp Tết

Chế độ ăn uống thất thường cùng với những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng trong dịp Tết dễ làm chúng ta kiệt sức vì mệt mỏi. Dể giữ gìn sức khỏe của mình, bạn hãy tham khảo các lời khuyên sau đây.

1. Không uống quá nhiều rượu

Thật khó có thể kiểm soát được mình trong những cuộc vui ngày Tết nhưng sức khỏe là vàng, bạn hãy hạn chế tửu lượng trong bữa nhậu vì những cuộc vui quá chén sẽ làm bạn mệt đến hôm sau. Tốt nhất chỉ nên uống chút sâm-panh hoặc rượu vang khai vị để kích thích tiêu hóa. Nên uống nhiều nước để tạo điều kiện cho quá trình lọc các chất cặn bã trong cơ thể. Bữa tối, không nên dùng rượu sâm-panh, hãy uống nước hoặc nước quả cho dễ ngủ.

Thư giãn, nghỉ ngơi để lấy lại sức.

Muốn uống rượu không bị say, hãy uống một thìa dầu ô-liu trước đó. Nó có tác dụng hạn chế quá trình ngấm rượu quá nhanh vào máu. Tuyệt đối không được uống rượu khi đói, vì khi đó rượu sẽ kích thích lớp màng dạ dày. Nên ăn lót dạ một chút trước khi uống, vì rượu sẽ dễ làm bụng bạn cồn cào.

2. Theo cách của người xưa

Những bữa cỗ quá no sẽ làm bạn khó tiêu, đầy bụng. Hãy làm theo cách sau: uống nước hãm của hoa cúc cam, hoa artiso, húng tây, thìa là sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Bạn có thể dùng một chiếc khăn bông gập làm bốn, nhúng vào nước nóng rồi vắt khô để đắp lên lồng ngực. Nếu có túi chườm càng tốt. Chườm nóng trong nửa giờ, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay.

3. Không hoạt động quá nhiều

Trạng thái thần kinh căng thẳng, dễ bị kích thích gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa với các triệu chứng: co thắt, nôn mửa, trướng bụng. Nếu bạn có ý định làm cỗ mời khách đêm Giao thừa hoặc trong ngày Tết, hãy phân bổ công việc hợp lý để các thành viên trong gia đình giúp bạn một tay. Không nên đãi các món quá cầu kỳ. Trước khi tiếp khách, dành 10 phút để nằm nghỉ, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp.

4. Chọn trang phục thích hợp

Trong những ngày này, nên chọn trang phục bạn cảm thấy mặc thoải mái, dễ chịu nhất. Không nên mặc đồ bó hoặc thắt lưng quá chật. Cẩn thận những cú sốc thời tiết dễ gây cảm đột ngột. Nên mang theo áo ấm dự phòng.

5. Chọn thực đơn đãi khách

Bạn muốn mời khách ăn cơm, nên chọn thực đơn cân bằng giữa lượng rau và thịt để dễ tiêu hóa. Bữa ăn nhẹ như: mì, phở, bún sẽ thích hợp hơn với cả chủ và khách trong ngày Tết. Chủ nhà vừa đỡ tốn công chuẩn bị, khách cũng dễ ăn, không bị “ngấy”. Nếu bạn đãi khách đồ biển thì chớ nên cho họ dùng kèm nước hoa quả kẻo… yếu bụng.

6. Ăn nhẹ vào mấy ngày trước Tết

Nếu bạn có ý định đãi khách vào đêm Tất niên, trước đó mấy hôm nên để dạ dày… thư giãn. Tránh uống rượu, ăn thức ăn có nhiều chất béo hay ăn các món sốt. Bữa trưa ngày 30 Tết, nên ăn nhẹ để chuẩn bị cho dạ dày phải làm việc nhiều vào bữa tối.

7. Nghỉ ngơi

Để tránh đầy bụng, khó tiêu do ăn uống quá nhiều trong ngày Tết, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi lấy lại sức. Nên đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp bạn phục hồi sức lực nhanh chóng để chuẩn bị cho các hoạt động ngày hôm sau. Để tránh cơn buồn ngủ đến không đúng lúc, trước khi đi chơi, bạn dùng một tách cà phê hoặc uống một cốc nước pha viên vitamin C sủi.

8. Tập thể dục hàng ngày

Không nên lấy cớ ngày Tết ngủ muộn để bỏ tập thể dục buổi sáng. Bạn muốn cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hãy tham khảo bài tập đơn giản sau:

- Xoa vào bụng theo chiều kim đồng hồ. Ban đầu ấn nhẹ, sau mạnh dần. Chú ý không làm quá đau.

- Một số động tác Yoga cũng giúp tiêu hóa tốt: đứng, chân rộng bằng vai, nghiêng người về phía trước, hai tay chống đùi, cơ bụng co lại.

9. Lấy lại sức

Nếu chẳng may bạn lỡ quên không làm theo lời khuyên nào đó, thì hãy lấy lại sức bằng cách sau: nghỉ ngơi và ăn nhẹ. Nên ăn nhiều canh rau, sữa chua và những thực phẩm dễ tiêu.

DS. QUANG HUY

Cúm mùa gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 bước phòng bệnh

Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong vòng 2 tuần qua, bệnh viện đã chẩn đoán, phát hiện gần 300 trẻ mắc cúm, 1/3 trong số đó phải nhập viện. Tình trạng này tại các bệnh viện khác của Hà Nội như BVĐK Xanh Pôn, ĐVĐK Đống Đa, BVĐK Hà Đông… cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp mắc cúm A, cúm B.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong. Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân.

Bệnh nhi mắc cúm điều trị tại BV Nhi Trung ương. Ảnh minh hoạ.

Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm.

Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

3. Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

5. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

D.Hải

Làm gì khi bị rụng tóc?

Lê Thị Thúy (Nghệ An)

Mỗi ngày chúng ta rụng khoảng từ 50 tới 100 sợi tóc là chuyện bình thường. Nếu bị rụng tóc trên mức bình thường thì mới bị coi là có chứng bệnh rụng tóc. Sau khi tóc rụng, tóc mới sẽ mọc ra từ cùng một chân tóc đó và chu kỳ tăng trưởng sẽ bắt đầu trở lại. Một cơn sốt nóng cao độ, một cơn bệnh trầm trọng, bệnh về tuyến giáp trạng (thyroid diseases), trong người thiếu nhiều chất sắt, dùng một vài loại thuốc, mất quân bình về kích thích tố hoặc bị tinh thần căng thẳng tột độ… cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc nhất thời, tức là tóc chỉ rụng trong một thời gian ngắn, sau đó tóc sẽ mọc trở lại bình thường sau khi những nguyên nhân kể trên được chữa trị triệt để. Phụ nữ sau khi sinh do xáo trộn kích thích tố hoặc phụ nữ bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt cũng hay bị chứng rụng tóc nhất thời.

Để chống rụng tóc, chị cần có chế độ ăn uống đủ chất đạm, khoáng và vitamin, tránh căng thẳng, stress. Chị cũng có thể dùng thuốc chống rụng tóc để bổ sung các hoạt chất cần cho sự phát triển tóc ngay ở phần nuôi dưỡng da nằm dưới chân tóc. Phần lớn các thuốc chứa vitamin, chất khoáng và acid amin có hiệu quả cho các trường hợp chỉ bị rụng tóc nhẹ. Nếu dùng hết các cách trên mà thấy không có hiệu quả, bệnh càng trở nên trầm trọng thì chị cần đến bác sĩ da liễu để được khám và tư vấn cụ thể.

BS. Nguyễn Hưng

Một số bệnh thường gặp sau Tết

Trong các dịp lễ tết, các trường hợp cấp cứu và tử vong thường tăng đột biến do tai nạn giao thông, nhưng cũng không ngoại trừ các trường hợp do bệnh tật mãn tính cũng như cấp tính phát sinh do hành vi sinh hoạt, ăn uống bất thường thiếu kiểm soát. Sau tết thì thường các bệnh viện lại gia tăng bệnh nhân và dường như quá tải với các bệnh về đường ruột, tiêu hóa gan mật và đặc biệt là các biến chứng thường gặp của các bệnh mãn tính.

Rối loạn tiêu hóa

Việc ăn uống thất thường như: ăn quá nhiều, quá ít, không đúng bữa, nhiều mỡ, nhiều đạm... uống nhiều rượu bia đều là các tác nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa; với các triệu chứng thông thường là tiêu chảy, táo bón, sình bụng và tình trạng chậm tiêu hóa; hấp thu thể hiện từ mức độ rối loạn về sự thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, đắng miệng, ăn không biết ngon; đến hội chứng kém hấp thu như: đi phân sống, trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ, chất thịt...

Thông thường, sau Tết các triệu chứng về tiêu hóa mới bắt đầu xuất hiện, và khi đó nên đến bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác để có hướng xử lý đúng đắn. Những thuốc giúp tiêu hóa và hấp thu tốt thường là các enzyme tiêu hóa, các vitamin nhóm B, các acid amin. Bên cạnh đó, phải có chế độ vận động, luyện tập thân thể. Chú ý xoa bóp vùng bụng mỗi ngày và tạo một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

Viêm gan và gan nhiễm mỡ

Viêm gan là căn bệnh thường gặp, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bất luận là viêm gan do vi khuẩn, virus, do rượu bia, gan nhiễm mỡ... đều có thể phát triển thành viêm gan mãn tính hoặc xơ gan.

Gan nhiễm mỡ là biểu hiện đầu tiên của bệnh gan mà nguyên nhân có thể phân thành nhiều loại như gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng, do hóa chất, do nội tiết, do vi sinh vật, do di truyền, do miễn dịch... Chính vì thế mà việc ăn uống với thành phần thức ăn không hợp lý như: nhiều chất béo, mỡ động vật, thức ăn có lượng đường quá cao cũng có khả năng chuyển hóa thành chất béo. Thời gian ăn uống vào dịp Tết thường không điều độ, có thể gây rối loạn sự cân bằng trong quá trình chuyển hóa chất béo. Đó là điều kiện phát sinh béo phì và gan nhiễm mỡ.

Viêm gan do rượu thường có các biểu hiện như: chán ăn, nôn, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Thường thì người uống rượu nhiều sau 1 - 2 tuần, xuất hiện một hay nhiều các triệu chứng nói trên. Bệnh diễn biến nặng nề sau thời gian uống rượu nhiều và liên tục, viêm gan do rượu có thể gây tử vong, đặc biệt với những người có tiền sử bệnh gan mật trước đó.

Việc phát hiện và điều trị sớm viêm gan, có thể ngăn ngừa được xơ gan, ung thư gan. Cho nên sau Tết nên đến các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm để phòng ngừa bệnh lý này. Thức ăn dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân viêm gan thông thường như sau:

Thức ăn chính (cơm, bột, mì...): 200 - 400g (nữ khoảng 200g). Trứng gà: 1 quả. Sữa bò hoặc sữa đậu nành: 250 mg. Thịt nạc hoặc cá: 100 - 200g. Dầu thực vật: 50g. Rau xanh: 400g. Trái cây: 100g.

Bệnh về da và chăm sóc sắc đẹp sau Tết

Ngày Tết, chúng ta thường trang điểm với những loại trang sức, nước hoa... và đi lại nhiều nơi cùng bạn bè, người thân và đặc biệt với khí hậu nắng nóng của vùng nhiệt đới thì khi đi ra ngoài vào những ngày này, làn da của bạn đã phải “chịu đựng quá mức” nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời. Bệnh lý về da hay gặp nhất là viêm da do tiếp xúc thường đi kèm với hiện tượng sưng tấy, mẩn đỏ và ngứa nhưng nó chỉ xuất hiện ở chỗ da tiếp xúc với chất độc, chất gây dị ứng hoặc ánh nắng mặt trời... Bạn có thể tự phát hiện ra nguyên nhân gây viêm da như: do ánh nắng, thay đổi xà phòng, kem dưỡng da, mỹ phẩm hay do đồ trang sức mới, hoặc do nước hoa mới. Để phát hiện chính xác, bạn hãy thử loại bỏ những nguyên nhân này rồi theo dõi xem bạn có tiếp tục viêm da nữa hay không.

Chăm sóc làn da vì đã “chịu đựng quá mức” trong dịp Tết.

Những ngày Tết, với biết bao sinh hoạt bất thường thức khuya, dậy sớm, ăn uống không hợp lý... đều là những tác nhân gây ra lão hóa làn da của bạn. Chúng ta cảm nhận thấy cơ thể đang dần lão hóa khi trên da xuất hiện nếp nhăn, các vết thâm, nám hay nguy cơ ung thư. Làn da có khỏe mạnh mới cho thấy cơ thể đang khỏe mạnh. Để tránh cho da khỏi các vết thâm đen hay các vết nhăn trên khuôn mặt thì chúng ta có thể bôi kem, tránh hút thuốc lá. Nhiều người cho rằng, uống nhiều nước là cách rất tốt để giữ da luôn ẩm và khỏe.

Sau đây là một số hiện tượng thường gặp do da bị lão hóa cùng với nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

- Các vết thâm nám dùng kem làm mờ.

- Mắt có “túi”: là hiện tượng quanh mắt có túi mỡ gây sưng mắt. Nguyên nhân có thể do di truyền, do thiếu ngủ hoặc uống quá nhiều rượu bia.

- Vết thâm trên trán: do thường xuyên nhíu mày. Nếu dùng phương pháp lột mặt bằng chất tiêu đường thì sau một vài tháng vết nhăn sẽ giảm.

- Nếp nhăn trên mặt: hỗn hợp mỹ phẩm từ chất béo, chất tạo kem kết hợp sẽ làm giảm các nếp nhăn trên mặt.

Đối với người bệnh mãn tính

Trong không khí vui vẻ ngày Xuân, những bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, viêm loét dạ dày, tá tràng... thường “quên” các nguyên tắc kiêng kỵ nên phát sinh các tai biến tăng đột biến tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Để phòng ngừa, người mắc các bệnh mãn tính này phải tuyệt đối giữ đúng nguyên tắc sinh hoạt, các kiêng cữ vẫn thực hiện hàng ngày. Đặc biệt không nên uống rượu bia, hút thuốc lá, cần ngủ đủ và nghỉ ngơi ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: đau đầu, chóng mặt... Phải chuẩn bị một số thuốc thiết yếu như: thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu, thuốc đái tháo đường, để xử lý kịp thời mọi bất trắc.

Sau Tết, người bệnh nên đi gặp thầy thuốc để kiểm tra lại và làm các xét nghiệm sinh hóa, cận lâm sàng để có hướng xử lý kịp thời.

BS. NGUYỄN ĐÌNH TUẤN

6 nguyên nhân gây thay đổi tầm nhìn không do lão hóa

Nhìn chằm chằm vào màn hình cả ngày

Hầu hết chúng ta dành một con số khổng lồ, khoảng 400 phút một ngày để nhìn vào các thiết bị có màn hình như máy tính bàn, điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng. Tất cả thời gian này đặt bạn vào nguy cơ "căng mắt kỹ thuật số" (DES), bao gồm các vấn đề: mệt mỏi cho mắt và nhìn mờ. Nguyên nhân do chúng ta hiếm khi chớp mắt thường xuyên, tỷ lệ nhấp nháy giảm gần 70% dẫn đến mắt bị khô và kích ứng.

Bên cạnh đó, việc đọc trên một màn hình đòi hỏi đôi mắt làm việc nhiều hơn, bởi vì chữ số được hình thành từ các chấm nhỏ và không được sắc nét như in trên giấy. Tuy nhiên, các triệu chứng DES thường được giải quyết sau khi bạn tắt màn hình. Nhưng bạn có thể ngăn chặn hiện tượng mờ, mỏi mắt bằng cách làm theo các quy tắc 20:20:20: Mỗi 20 phút, nhắm mắt lại hoặc tìm một đồ vật gì đó cách 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây. Nếu bạn tiếp tục có vấn đề về thị lực, bạn nên lên lịch kiểm tra mắt để loại trừ viễn thị và loạn thị. Nếu bạn đã đeo kính hoặc kính áp tròng thì có thể hỏi bác sĩ mắt để thể xác định xem bạn có cần đeo kính theo toa đặc biệt cho thời gian làm việc với máy tính không.

thi luc, nguyen nhan gay thay doi thi luc - man hinh

Đeo kính áp tròng quá lâu

Khi bạn đeo kính áp tròng quá lâu, kính sẽ bám bụi bẩn, các chất nhầy, protein và khoáng chất phát sinh nhiều hơn. Điều này không chỉ làm mờ tầm nhìn mà còn làm mắt của bạn bị khô. Để kiểm tra có phải nguyên nhân do kính áp tròng không, bạn có thể thay thế bằng kính đeo thông thường. Nếu tầm nhìn rõ ràng hơn trong mắt kính thì chắc chắn kính áp tròng của bạn bị bẩn. Do đó, bạn nhớ làm sạch chúng mỗi ngày và thay thế chúng theo lịch trình ghi trên hộp. Hầu hết các ống kính trên thị trường hiện nay được thiết kế để thay thế hàng ngày, hai tuần một lần, hoặc hàng tháng. Tuy nhiên, trong ba khoảng thời gian này, ống kính thay thế hàng ngày sạch nhất, an toàn nhất, có thể giúp đảm bảo tầm nhìn nhất quán rõ ràng và thoải mái.

thi luc, nguyen nhan gay thay doi thi luc - kinh ap trong

Trầy xước giác mạc

Trầy xước giác mạc có thể gây đau rất nhiều và thỉnh thoảng gây ra các triệu chứng như mờ mắt, đỏ, hoặc cảm giác như bạn có cát trong mắt. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ mình bị xước mắt cho dù bạn nghĩ rằng một cái gì đó chọc vào mắt hay không (đeo kính áp tròng quá lâu cũng có thể gây trầy xước.) Một vết xước nhỏ thường sẽ tự lành trong một vài ngày, nhưng bác sĩ có thể cung cấp cho bạn giọt kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc steroid để giảm viêm và nguy cơ để lại sẹo, có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Trong thời gian này, bạn không nên đeo kính áp tròngcho tới khi mắt được chữa lành.

thi luc, nguyen nhan gay thay doi thi luc - tray xuoc giac mac

Mang thai

Thay đổi thị giác, giống như vết mờ và nhìn đôi, được phổ biến trong thai kỳ. Lý do là thay đổi nội tiết tố có thể gây ra những thay đổi trong chất lỏng nằm phía sau giác mạc, thay đổi hình dạng và độ dày của nó. Điều này có thể gây ra biểu hiện nhìn gần hay nhìn xa cho đến khi sinh nở. Thời gian mang thai cũng dễ khiến mắt các mẹ bầu bị khô, dẫn đến mờ mắt. Nhưng hiện tượng này sẽ mất đi và mắt trở lại bình thường sau khi sinh.

thi luc, nguyen nhan gay thay doi thi luc - mang thai

Đang uống thuốc kháng histamin, huyết áp, thuốc chống trầm cảm

Tất cả các loại thuốc này có thể gây khô mắt do sự suy giảm sản xuất nước mắt và/hoặc một sự thay đổi trong thành phần của nước mắt mà làm cho chúng bay hơi quá nhanh. Bạn có thể cảm thấy như có sạn bị mắc kẹt trong mắt hay có cơn mờ, đau, đỏ, và chảy nước mắt nhiều. Ngoài ra, phụ nữ dễ bị khô mắt do thay đổi nội tiết tố khi mang thai, uống thuốc tránh thai và liệu pháp hormone. Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp và bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ khô mắt. Nếu bị khô mắt do những nguyên nhân trên, bạn cần tránh những nguy cơ có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này như gió, khói… và sử dụng nước mắt nhân tạo để chấm dứt bởi khi bịkhô mắt có nhiều khả năng bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

thi luc, nguyen nhan gay thay doi thi luc - tang nhan ap

Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp thường thấy ở người cao tuổi nhưng vẫn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh này xảy ra khi sự tích tụ của các chất lỏng dư thừa vào mắt gây áp lực có hại cho thần kinh thị giác, các bộ phận của mắt mang hình ảnh từ võng mạc đến não. Dây thần kinh này cũng giống như một dây cáp điện có chứa rất nhiều dây dẫn, khi hư hỏng, gây ra những điểm mù. Điều đáng lo ngại của tăng nhãn áp là không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào nhưng khi bạn nhận thấy tầm nhìn đã thay đổi thì đã muộn và bạn đã bị mất một phần đáng kể của thị giác mãi mãi. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra mắt thường xuyên là rất quan trọng. Mọi người trong độ tuổi từ 18 và 60 nên có được kiểm tra mắt ít nhất hai năm một lần. Sau 60 tuổi thì mỗi năm một lần. Tăng nhãn áp là không thể chữa được, nhưng nếu phát hiện sớm và được điều trị, bệnh có thể được kiểm soát.

Lê Thu Lương

(Theo Prevention)

Tiêu chảy ở trẻ do Rotavirus

Hầu hết trẻ nhỏ đều bị tiêu chảy do Rotavirus ít nhất một lần trong 5 năm đầu đời. Đặc trưng là Rotavirus gây tiêu chảy ra nước ồ ạt và ói mửa nhiều hơn so với trường hợp tiêu chảy khác. Vì trẻ bị nôn ói và tiêu chảy dữ dội nên trẻ dễ bị mất nước một cách nhanh chóng. Do đó, đối với tiêu chảy do Rotavirus trẻ rất dễ bị mất nước, đây là dấu hiệu thường gặp và cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ phải nhập viện cao hơn so với các trường hợp tiêu chảy khác.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ em.

Khi bị nhiễm Rotavirus, trẻ sẽ bị sốt, buồn nôn và ói mửa dữ dội. Sau 24 đến 48 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, không có máu. Tiêu chảy và nôn ói có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Vì vừa bị ói và tiêu chảy nhiều, trẻ bị nhiễm Rotavirus rất dễ bị mất nước phải nhập viện để truyền dịch. Trẻ sẽ nhanh chóng khô kiệt nếu không được chăm sóc thích hợp trong giai đoạn này và có thể dẫn đến tử vong. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thế kéo dài đến 2 tuần.

Vì lớp bảo vệ của ruột non bị hư hỏng nên ảnh hưởng đến sự hấp thu của thức ăn đặc biệt là sữa. Trẻ có thể trở nên không dung nạp lactose, khiến trẻ không thể hấp thu sữa hoàn toàn và tiếp đến có những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở trẻ bị tiêu chảy.

Không giống như các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn khác, tiêu chảy do Rotavirus không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh thậm chí có thể còn làm cho tiêu chảy nặng hơn.

Các biện pháp thông thường như rửa tay trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus. Điều đáng mừng là hiện đã có vaccin, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được chủng ngừa càng sớm càng tốt. Các bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên gặp bác sĩ ngay từ lần khám đầu tiên lúc 2 tháng tuổi để được bác sĩ tư vấn về việc phòng ngừa bệnh cho con mình.

GS. TS. Nguyễn Gia Khánh

Phát hiện và phòng các bệnh do ngộ độc thực phẩm

Mỗi loại vi khuẩn thường “ưa thích” những loại thực phẩm riêng. Dưới đây là một số các loại thực phẩm và vi khuẩn song hành với nhau, nếu thực phẩm bị nhiễm các loại vi khuẩn này nó có khả năng gây ngộ độc cho người.

Ngộ độc do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn này rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây, rau quả tươi, rau quả khô, các loại thực phẩm chế biến sẵn, phô mai, sữa kể cả sữa chua, xúc xích. Vi khuẩn listeria có thể sống ở nhiệt độ lạnh, nên việc trữ đồ ăn trong tỷ lạnh không thể làm chết vi khuẩn. Nhiều người cho rằng vi khuẩn thường không tồn tại trong các nhà máy chế biến công nghiệp, điều này hoàn toàn sai, đây là nơi vi khuẩn có thể sinh sôi và sống dai nhất. Vi khuẩn listeria có thể bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, nhưng nó lại dễ bị ô nhiễm sau khi nấu chín hoặc có tiếp xúc với đồ đựng thực phẩm sống.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn Listeria bao gồm sốt, đau cơ, đau bụng, tiêu chảy thường xuất hiện từ 2 ngày đến 2 tháng sau khi tiếp xúc...

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn listeria: Những người có nguy cơ cao bị bệnh bao gồm người già, phụ nữ mang thai, và những người có hệ miễn dịch yếu. Cần đảm bảo thực phẩm chế biến sẵn đã được ‘tiệt trùng”. Khi cắt gọt thực phẩm nên rửa sạch trước khi cắt, nên để thực phẩm vào tủ lạnh nhất là vào mùa nóng. Với các thực phẩm đã để qua đêm, cần đun sôi lại trước khi ăn.

Ngộ độc do vi khuẩn salmonella

Loại vi khuẩn này có khả năng làm hỏng bất cứ sản phẩm nào, thường do tiếp xúc với phân của động vật như trứng gà. Mặc dù trứng gà có thể tươi bên trong nhưng rất có thể bị nhiễm khuẩn salmonella. Người ta còn tìm được khuẩn salmonella trên cà chua, ớt, rau xà lách, đu đủ, hay rau mầm. Vi khuẩn này thường phát triển mạnh trong môi trường nóng ẩm, khi ăn các thức ăn sống hoặc nấu chín tái. Thịt các loại động vật sống trên mặt đất đều có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Cũng giống như listeria, khuẩn salmonella có thể sinh sôi trong các nhà máy chế biến thực phẩm. Người ta đã phát hiện ra các đợt bùng phát dịch bệnh ở những nơi sản xuất khoai tây chiên, bánh quy. Nên nhớ vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, do vậy cần ăn chín uống sôi.

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn salmolella bao gồm: đau bụng, sốt, tiêu chảy, thường xuất hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc từ 12-72 giờ, bệnh thường kéo dài từ 4-7 ngày. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là đối với trẻ em, người già, kể cả trẻ sơ sinh, nguy cơ tử vong rất cao. Cần rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt sống.

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn salmonella: Cần ăn chín, uống sôi. Không nên ăn trứng sống, chín tái hoặc lòng đào. Giữ thực phẩm sống và chín ở các ngăn riêng biệt. Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng và khu vực chế biến. Thực phẩm mua về cần rửa sạch, để khô rồi cất tủ lạnh, tránh biến tủ lạnh thành ổ nhiễm khuẩn.

Ngộ độc do vi khuẩn E.coli

Các loại gia súc, gia cầm dễ nhiễm E.coli bởi trong quá trình giết thịt, các con vật thường được mổ trên mặt đất, vi khuẩn có thể lây lan vào từng miếng thịt. Các loại nước quả, sữa không tiệt trùng có nguy cơ nhiễm E.coli cao hơn. Những loại sữa thô mới vắt có thể bị nhiễm khuẩn E.coli từ bầu vú động vật. Trái cây, rau quả tươi cũng có nguy cơ nhiễm E.coli nếu người sản xuất dùng phân bón hay nước tưới bị nhiễm khuẩn, rau lá xanh có nguy cơ nhiễm cao nhất.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn E.coli bao gồm nặng bụng, quặn bụng, tiêu chảy, nôn. Bệnh thường bùng phát sau khi ăn hoặc một vài ngày sau khi tiếp xúc, bệnh diễn tiến nặng ở những người mắc thêm bệnh mạn tính. Nhiễm khuẩn E.coli thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Phòng tránh nhiễm khuẩn E.coli: Tuyệt đối ăn các đồ ăn nấu chín kỹ, không ăn thịt vẫn còn màu hồng. Vệ sinh các đồ dùng nấu ăn, dùng riêng thớt, dao với thịt sống và chín, khi cất thịt vào tủ lạnh cần để riêng ngăn thịt chín và sống. Chỉ mua các sản phẩm sữa tiệt trùng, nếu không phải đun sôi trước khi uống. Đối với rau xanh, cần rửa kỳ và nấu chín.

Ngộ độc do

Đây là loại ngộ độc thường xuất hiện ở các món ăn xông khói, thực phẩm đóng hộp như pate, xúc xích, thực phẩm lên men như hun khói, cá muối hay mật ong. Với thể cấp tính, bệnh có khả năng phá hủy thần kinh trung ương, gây tử vong tương đối cao.

Biểu hiện của nhiễm độc Botulism: đau bụng, nôn mửa, khó thở, khó nuốt, nhìn đôi, yếu hoặc tê liệt môi, lưỡi, họng, dấu hiệu điển hình là các triệu chứng liệt thần kinh ở mắt, tê, liệt ở vòm họng. Nếu bạn nghi ngờ bị ngộ độc, hãy gọi cấp cứu ngay.

Cách phòng tránh: Cần đun sôi các loại thực phẩm trước khi dùng, tuyệt đối không dùng các thực phẩm đóng hộp bị phồng, vỡ hoặc có mùi bất thường.

Viêm gan siêu vi A

Đây là bệnh gan thường lây qua đường ăn uống, chủ yếu do mất vệ sinh khi chế biến hoặc chế biến không đúng cách. Viêm gan A là loại virus tấn công gan.

Biểu hiện của viêm gan: Bệnh có thể gây sốt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm cân, vàng da. Hầu hết các nhiễm trùng này thường nhẹ và tự khỏi. Nó có thể lây lan khi một người bị nhiễm bệnh rửa tay sạch, sau đó chạm vào thức ăn và người khác ăn phải.

Phòng bệnh viêm gan A: Luôn luôn rửa tay kỹ trước khi chế biến thức ăn. Nên tiêm phòng vaccin viêm gan A, nhất là với những người làm việc chế biến thực phẩm.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hầu hết các bệnh do ngộ độc thực phẩm đều tự khỏi, nhưng bạn sẽ cần đi khám bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện sau:

- Sốt cao.

- Phân có máu.

- Nôn mửa kéo dài.

- Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.

- Có dấu hiệu mất nước (khô miệng, chóng mặt, đi tiểu ít).

Lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm:

-Rửa tay trước khi chế biến thức ăn.

- Rửa các dụng cụ cắt gọt, đồ dùng và bàn sau khi tiếp xúc với thịt sống.

- Rửa các loại thực phẩm dưới vòi nước chảy.

- Vứt bỏ lá ngoài của rau xà lách hoặc bắp cải.

- Nấu thịt, gia cầm và trứng thật chín.

- Làm nóng thức ăn đã để qua đêm

Một số nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh do thực phẩm là phụ nữ mang thai, người ốm, trẻ em người già, và những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn các loại thịt chưa nấu chín và trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, xúc xích chưa nấu chín và thịt nguội, hải sản sống.

Nguyễn Hoàng Mai

Vì sao không nên tự nhổ răng sữa cho trẻ?

Mỗi năm bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM ghi nhận có 30 - 50 ca tự nhổ răng tại nhà gây biến chứng. Chính vì vậy, tự nhổ răng tại nhà không tiết kiệm được bao nhiêu tiền bạc và thời gian nhưng lại có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tuổi nào thay răng sữa?

Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:

Thứ tự thay răng sữa độ tuổi bé thay răng:

Răng cửa giữa 5 - 7 tuổi.

Răng cửa bên 7 - 8 tuổi.

Răng hàm sữa thứ nhất 9 - 10 tuổi.

Răng nanh sữa 10 - 11 tuổi.

Răng hàm sữa thứ hai 11 - 12 tuổi.

Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 - 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Vì sao không nên tự nhổ răng sữa cho trẻ?Khám và kiểm tra răng sữa cho trẻ tại Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà Nội

Cách phân biệt răng sữa lung lay và các bệnh lý khác

Răng sữa lung lay sinh lý thì thường phù hợp với lứa tuổi trẻ thường thay răng, sự lung lay sẽ bắt đầu tăng dần chứ không bất ngờ gây đau, cản trở ăn nhai của trẻ, trẻ có thể cảm nhận từ từ. Còn các trường hợp khác nếu răng lung lay thì bao giờ răng cũng kèm theo bệnh lý liên quan trực tiếp đến răng hoặc vùng quanh răng, có khối sưng nề, lỗ rò mủ, răng tổn thương vỡ lớn thân răng, có thể chỉ còn chân răng. Lung lay thay đổi đột ngột, gây cản trở cho trẻ ăn uống, có cảm giác đau khi chạm vào hay ăn nhai ở vùng răng đấy.

Những nguy cơ và biến chứng hay gặp

Trẻ nhổ răng tại nhà có những nguy cơ như: không nhổ hết toàn bộ răng, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nhiễm trùng do không sát khuẩn dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi nhổ răng, nuốt phải chiếc răng vừa nhổ do thao tác nhổ không phù hợp, trẻ bị “đau” và “ám ảnh”, sợ việc khám chữa răng sau này.

Ngoài ra thời điểm trẻ thay răng sữa cũng là lúc các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, nếu trẻ được đưa tới phòng khám để nhổ răng thì bác sĩ có thể đồng thời thăm khám việc mọc lên của những răng vĩnh viễn (mọc có đúng trình tự không, có đủ chỗ trên xương hàm cho răng phát triển không, những răng mới mọc có dấu hiệu bệnh lý gì không, có bất thường hay không…). Nếu trẻ tự nhổ răng sữa tại nhà thì bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm.

Những trường hợp nào tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà?

Những trẻ có bệnh toàn thân (như đái tháo đường týp 1) nếu tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao. Những trẻ mang bệnh tim mạch có nguy cơ viêm nội tâm mạc, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay truyền nhiễm… thì việc nhổ răng phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa nhi, tim mạch, răng hàm mặt… phải tuân thủ phác đồ khánh sinh nghiêm ngặt trước và sau khi nhổ răng.

Bác sĩ trước khi nhổ răng cũng phải khai thác kỹ lưỡng tiền sử của trẻ, bệnh sử nha khoa và bệnh lý toàn thân để có phương pháp nhổ răng phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt. Trẻ đang sốt cao, đang có viêm lợi cấp... thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.

Khuyến cáo của các bác sĩ để cho trẻ có hàm răng đẹp

Việc khám răng định kỳ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng, thay răng, sự phát triển của xương hàm ở trẻ giúp cho nha sĩ và gia đình có thể kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, sửa chữa đơn giản và hạn chế những rối loạn thay mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành. Hãy đưa trẻ đến nha sĩ để được khám răng 6 tháng 1 lần để có hàm răng chắc khỏe.

Lời khuyên của thầy thuốcKhi răng sữa đến tuổi thay sinh lý và có dấu hiệu bắt đầu lung lay thì bố mẹ có thể giúp bé tác động lực vào răng để đẩy nhanh quá trình thay răng. Bố mẹ có thể rửa sạch tay hoặc quấn gạc vào ngón trỏ lung lay chiếc răng theo chiều trong ngoài, lực tăng dần theo ngày cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn thì trẻ nhổ răng sẽ bớt được cảm giác đau và khó chịu.Sau khi nhổ răng sữa bác sĩ sẽ cho trẻ cắn bông (gạc) trong vòng 15 - 20 phút, bố mẹ nên nhắc trẻ cắn chặt gạc, nuốt nước bọt bình thường, không dùng lưỡi đá vào chỗ răng mới nhổ để tránh chảy máu kéo dài, ăn đồ mềm và nguội, vệ sinh răng miệng như thường ngày. Nếu có hiện tượng chảy máu kéo dài không cầm, sưng đau tại vùng nhổ răng, sốt và các dấu hiệu toàn thân khác thì liên hệ ngay với bác sĩ.

ThS.BS. LƯƠNG MINH HẰNG

(Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt Đại học Y Hà Nội)

Cách điều trị các bệnh hô hấp khi chuyển mùa ở trẻ

do bé không biết giải quyết cách thích ứng: tắm nhiều, tắm lâu khi nóng nực, không biết tự giữ ấm khi trời lạnh; do thuận lợi cho một số tác nhân gây bệnh phát triển như virút cúm...

Các bệnh hô hấp trẻ thường gặp như: viêm mũi họng - cảm, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suyễn… Các biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ là ho và sổ mũi.

Điều trị ho

Thuốc ho được xem là an toàn, có thể tự dùng, liều hơi dư cũng không sao là thuốc ho thảo dược; các thuốc tự chế theo dân gian nhưng bảo đảm có nguồn gốc và nguyên liệu cũng như khi bào chế phải bảo đảm sạch, không pha trộn các chất khác.

Thuốc ho tân dược phải có chỉ định của bác sĩ, đọc tờ hướng dẫn nhiều khi không chính xác, khi cần phải dùng vì ho quá ói, ho quá ngủ không được khiến trẻ có nguy cơ bị bệnh nặng thêm rồi lại ho thêm. Thuốc ho tân dược loại siro phải dùng liều chính xác, nên dùng ống chích hoặc ly đong theo ml, muỗng cà phê bây giờ nhiều loại lắm nên không chính xác dư hay thiếu liều lượng thuốc.

Cách điều trị các bệnh hô hấp khi chuyển mùa ở trẻ

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép dựa vào nhịp thở tăng hay rút lõm của trẻ để dùng kháng sinh điều trị ho, tuy nhiên cũng tùy theo bác sĩ khám và có chỉ định chính xác. Thuốc long đàm tùy bệnh, có bệnh nhân uống vào ho còn dữ hơn; có bệnh uống long đàm ho nhiều hơn, nhưng trẻ có thể nhẹ thở hơn. Điều này cũng tùy thuộc vào việc bác sĩ khám và xem xét các chỉ định.

Khí dung được sử dụng khi bệnh nhi bị suyễn hay nghi ngờ suyễn, vì đôi khi phun nước muối sinh lý thường không hiệu quả.

Sổ mũi

Con nít thế nào cũng có lúc bị sổ mũi, khụt khịt. Tuy nhiên, sổ mũi, nghẹt mũi sẽ làm bé khó ngủ, khó bú. Sổ mũi khiến thở bằng mũi không được, việc thở bằng miệng sẽ làm bé ho. Sổ mũi mà màu xanh là do dịch nhầy ứ đọng lâu và có thể do nhiễm thêm vi trùng. Tình trạng sổ mũi ở trẻ thường là do thời tiết, bị cảm.

Chính vì vậy, khi trẻ bị sổ mũi, các bậc phụ huynh có thể chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà là được, bằng cách nhỏ mũi, làm bấc sâu kèn (dùng khăn giấy mềm và dai se lại như tăm bông để làm bấc sâu kèn), bôi dầu lòng bàn chân, kiểm tra lại phòng có bị hầm bí hoặc quá lạnh không. Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, cha mẹ chỉ cần nhỏ 2 - 3 giọt Nacl 0,9% vào từng lỗ mũi, chờ vài phút để làm loãng dịch mũi, làm bấc sâu kèn lấy dịch mũi ra, xong nhỏ lại 1 giọt. Trẻ nhỏ cần phải được bú đủ, bảo đảm chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Không nên hút mũi, bơm rửa vì áp lực hút hoặc bơm không thể chính xác, nếu mạnh quá có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Phản xạ nuốt của bé còn yếu, bơm nhanh có thể làm bé sặc vào phổi. Dụng cụ không thể vô trùng, ống bơm rửa không thể sạch bằng các cách rửa thông thường, tại bệnh viện muốn hút đàm từ mũi là phải dùng dụng cụ vô trùng nên có thể gây thêm tình trạng nhiễm trùng. Hơn thế nữa, các động tác thô bạo có thể làm bé sang chấn tâm lý dẫn đến mai mốt, bất cứ người lớn đưa gì vào mặt cũng hoảng hốt lên.

Phòng bệnh bằng cách kiểm tra lại phòng của trẻ có quá có nóng nực, hoặc quá lạnh không; đi ra ngoài về là nhỏ mũi, mỗi lần tắm nên nhỏ mũi. Khi thời tiết thay đổi, cần chăm sóc trẻ kỹ hơn.

Chuyện thường xuyên cần làm là cho trẻ ngủ đủ, bú đủ, uống đủ nước, ăn đủ lượng đủ chất; rửa tay thường xuyên(nếu lạnh quá có thể rửa nước ấm). Khi mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm vùng cổ, đầu ngực, lòng bàn chân bàn tay nhất là đi ra ngoài, tránh gió lùa thẳng vào mặt trẻ; tắm nước ấm, trong khi tắm và sau tắm 30 phút tránh gió lùa, lau đủ khô trước khi mặc quần áo; uống sữa ấm, không ăn thức ăn lạnh. Khi trời ấm nên mở phòng thoáng để thông khí; còn khi mùa nóng, không cho trẻ tắm nhiều lần, tắm lâu và không chơi đùa ngoài trời quá lâu.

Triệu chứng của bệnh nhẹ đường hô hấp có thể chỉ là cảm ho, viêm hô hấp trên; nhưng có thể là triệu chứng nặng có thể dẫn đến viêm phổi, hoặc nhiễm trùng nặng của đường hô hấp. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi nhịp thở của trẻ để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khi có nhiều biểu hiện bất thường.

BS. TRƯƠNG HỮU KHANH

Truyền hình trực tuyến: Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ

Mời các bạn theo dõi video chương trình:


Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Mậu Tuất. Khi thời tiết chuyển mùa đông xuân thường tạo ra những thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt với trẻ em. Đây còn là môi trường cho các mầm bệnh phát triển và lây lan như các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, truyền nhiễm …. Một số bệnh thường gặp ở trẻ trong dịp Tết như viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy… hay các bệnh do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như ngộ độc thực phẩm.

Trong dịp lễ Tết, nhu cầu giao lưu, đi lại, tập trung đông người là cơ hội cho dịch bệnh dễ bùng phát và lây lan. Ngày tết nhiều bậc cha mẹ coi đây dịp nghỉ ngơi, nên cho trẻ ăn chơi thỏa thích, nhất là bánh kẹo, những thức ăn nhiều dầu mỡ nhưng lại ít vận động, dẫn đến sau tết, nhiều trẻ xuất hiện thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, cũng có nhiều gia đình, do quá mải vui xuân,  không quan tâm đúng mức đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ đi chơi mà không giữ ấm khiến trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc đổ bệnh vào dịp Tết.

Ngày  Tết trẻ có nhiều thời gian, có trẻ vùi đầu vào các thiết bị điện tử, có trẻ mải vui chơi, dễ gặp chấn thương, tai nạn….  nhiều bậc cha mẹ phàn nàn về việc khó có thể đưa trẻ bắt nhịp lại với cuộc sống học tập sau Tết…

Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong dịp Tết? Xử trí thế nào những tai nạn dịp Tết? Nếu không may mắc bệnh vào những ngày này, cha mẹ cần xử lý thế nào? Những gia đình có trẻ nhỏ cần chuẩn bị thuốc gì để đề phòng khi trẻ mắc bệnh? … Tất cả sẽ được giải đáp trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề “Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ” do Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức.

Khách mời tham gia chương trình gồm:


Nhà giáo nhân dân, GS.TS. Phạm Nhật An, Nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.


PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống, TS. Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội.


Dẫn chương trình: Anh Thư

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của Báo Sức khoẻ & Đời sống bắt đầu từ 09h00, thứ Năm, ngày 25/1/2018.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email:bandientuskds@gmail.com

Hoặc gọi theo số 024 6661 8272 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Trong mỗi chương trình chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.

Báo điện tử Sức khoẻ & Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn  Nhà giáo nhân dân, GS.TS. Phạm Nhật An, Nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Chuyên gia tâm lý, kỹ năng sống, TS. Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nộiđã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:1. Like Fanpage Báo Sức khoẻ và đời sống2. Share link sự kiện của chương trình.3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố và nhận được những phần thưởng từ chương trình.

Câu hỏi tương tác 01:

Các biện pháp phòng ngừa bệnh dịp tết cho trẻ?

A. Chế độ ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý

B. Chế độ dinh dưỡng cân bằng

C. Tiêm vaccin

D. Tăng cường miễn dịch để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng

E. Tất cả các phương án trên

Đáp án đúng là E

Chúc mừng độc giả có facebook là Ha Dung đã trúng thưởng câu hỏi số 01 của chương trình !

Câu hỏi tương tác 02:

Các biện pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ?

A. Tăng cường miễn dịch gián tiếp thông qua vận động thể chất hằng ngày, chế độ dinh dưỡng phong phú, ngủ đủ giấc.

B Tăng cường miễn dịch trực tiếp bằng bổ sung chất kích thích hệ thống miễn dịch tế bào và kháng thể.

C. Cả 2 phương án trên

Đáp án đúng là E

Chúc mừng độc giả có facebook là Trang Pham đã trúng thưởng câu hỏi số 02 của chương trình !

Trân trọng cám ơn nhãn hàng Imunoglukanđã đồng hành cùng chương trình!

Tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh dịp Tết cho bé bằng chất tăng cường miễn dịch “trực tiếp”

Tết cũng là một trong những thời điểm bé dễ ốm nhất, đặc biệt các bệnh hô hấp, bệnh truyền nhiễm … Với một số trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm vặt thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn. Tăng sức đề kháng cho bé thường xuyên và ngay trước tết là yếu tố quan trọng các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Tăng sức đề kháng hay tăng cường miễn dịch giúp bé sẵn sàng tham gia các hoạt động ngày tết cùng ông bà bố mẹ, giảm thiểu nguy cơ ốm, mắc bệnh. Ngoài việc đảm bảo ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt ngày tết hợp lý cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch “trực tiếp” Imunoglukan (Beta (1.3/1.6)-D-Glucan chiết xuất từ nấm sò Pleurotus ostreatus cho bé để giúp bé tăng khả năng phòng bệnh, ngăn ngừa ốm hiệu quả. Đây là chất tăng cường miễn dịch trực tiếp thông qua kích hoạt hệ thống kháng thể và đại thực bào bạch cầu tăng cường hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh bao gồm các loại vi khuẩn, virus, đặc biệt là vi trùng hô hấp.

Được bào chế và sản xuất tại Châu u, Imunoglukan® chính là giải pháp toàn diện, giúp tăng cường miễn dịch trực tiếp, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bé có sức đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt hoặc hay mắc các bệnh đường hô hấp như ho, sốt, cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus … Imunoglukan® là sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, an toàn và đã được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới.

Website:http://imunoglukan.vn: ImunoglukanVN

Dược sĩ tư vấn: 094 240 8866

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hải Yến

Các yếu tố nguy cơ bệnh viêm gan

Sức khỏe rất quan trọng trong cuộc sống.

Để duy trì sức khoẻ tốt và ngăn ngừa/điều trị một số bệnh, trước tiên chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về bệnh như ảnh hưởng của bệnh tới cơ thể, các triệu chứng thường gặp,…

Nếu không có các kiến thức cơ bản về bệnh, chúng ta không thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Vì vậy, mỗi cá nhân cần trang bị các kiến thức cơ bản về cơ thể và những ảnh hưởng của bệnh tật tới cơ thể.

Chúng ta đều biết một cơ thể khỏe mạnh khi các cơ quan quan trọng hoạt động hiệu quả. Tim, gan, não, phổi và thận là các cơ quan quan trọng trong cơ thể người. Chỉ một tổn thương nhỏ ở các cơ quan quan trọng này cũng có thể dẫn đến tử vong.

yếu tố nguy cơ bệnh viêm gan

Viêm gan là căn bệnh thưởng gặp ảnh hưởng tới gan. Gan là cơ quan nằm ở vùng bụng trên, bên phải, một số chức năng chính của gan bao gồm sản xuất mật để hỗ trợ tiêu hóa, lọc chất độc ra khỏi cơ thể, phá vỡ carbohydrate và protein,…

Viêm gan là bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến các mô gan do nhiễm virut. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến viêm gan cũng có thể do lạm dụng rượu, tác dụng tự miễn dịch và các tác dụng phụ của thuốc, chất độc. Có 5 loại viêm gan virut, bao gồm viêm gan A, viêm gan b, viêm gan C, viêm gan D và viêm gan E. 5 loại viêm gan kể trên đều là bệnh truyền nhiễm.

Và 2 loại viêm gan khác đó là viêm gan tự miễn và viêm gan do rượu / độc tố. Hai loại viêm gan này không lây nhiễm.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây viêm gan:

Viêm gan A

Các yếu tố nguy cơ của viêm gan A bao gồm đi du lịch hoặc làm việc tại các vùng có tỷ lệ mắc viêm gan A cao, bị nhiễm HIV dương tính, xuất huyết, sử dụng ma túy bất hợp pháp, quan hệ tình dục bằng miệng/hậu môn với người bị bệnh, sống chung với người bệnh ...

Viêm gan B

Một người có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B khi họ có quan hệ tình dục với người bị bệnh, dùng chung kim tiêm trong khi sử dụng ma túy bất hợp pháp, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, tiếp xúc với các mẫu máu bị nhiễm bệnh, sống chung với một người bị nhiễm HBV, ...

Viêm gan C

Các yếu tố nguy cơ của viêm gan C bao gồm tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, bị nhiễm HIV, điều trị lọc máu lâu dài, dùng chung kim tiêm khi xăm hình,…

Viêm gan D

Các yếu tố nguy cơ của viêm gan D là tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, quan hệ tình dục với người bị bệnh, lây từ mẹ sang con.

Viêm gan E

Một người có thể bị viêm gan E nếu ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh chưa nấu chín, truyền máu bị nhiễm,…

BS. Tuyết Mai

(theo Univadis/Boldsky)

Làm sao giữ sức khỏe khi nhiễm mưa rét?

Mỗi khi bị nhiễm mưa rét, bạn cần làm một số biện pháp để bảo vệ sức khỏe đơn giản nhưng rất hiệu quả như sau:

Lau khô người ngay khi vào nhà

Trên đường đi làm hay về nhà, bạn có thể bị nước mưa làm ướt, thậm chí bị ngấm nước mưa lạnh trong thời gian khá dài làm cho bạn vừa bị lạnh, vừa bị ướt ( thường ướt ở mặt và bàn tay, chân). Nước mưa vừa làm bạn tê buốt, tiếp tục mất nhiệt vừa kèm theo bụi, vi khuẩn dễ làm bạn bị dị ứng ngứa và nhiễm khuẩn, gây cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm phế quản…

Bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt lạnh rồi lau khô ngay

Bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt lạnh rồi lau khô ngay

Bởi vậy khi đến nhà, việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ quần áo ướt và lau khô người. Việc này giúp bạn không tiếp tục bị mất nhiệt và loại bỏ tác nhân gây dị ứng, gây bệnh. Nếu có điều kiện bạn nên dùng nước ấm lau rửa phần cơ thể bị ướt rồi lau khô ngay.

Làm ấm người

Việc tiếp theo, bạn cần làm ấm người bằng cách: uống một cốc nước ấm ( khoảng 40 – 50oC ) là nước trắng, nước gừng hay nước chè khô hoặc chè tươi, cà phê.

Bạn có thể làm ấm người bằng cách uống nước nóng hoặc nước chè, hay cà phê nóngBạn có thể làm ấm người bằng cách uống nước nóng hoặc nước chè, hay cà phê nóng

Bạn không nên uống rượu hay bia vì làm giãn mạch tiếp tục mất nhiệt. Bạn có thể ăn thức ăn nóng như cháo, phở, sup, canh…để làm ấm bụng và ấm người. Bạn không nên ăn thức ăn nguội vì làm cơ thể mất nhiệt vì phải tiêu hóa thức ăn lạnh này.

Làm gì chống cảm lạnh?

Nếu nhiễm mưa rét nhiều ngày hoặc nhiễm lần đầu nhưng kéo dài bạn có thể bị cảm lạnh. Triệu chứng của cảm lạnh là: chảy nước mũi, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng…Bạn có thể giải cảm bằng các cách: uống nước gừng, xông hơi bằng các loại lá có tinh dầu như sả, hương nhu, bạc hà, ..ăn cháo nóng thịt nạc với nhiều hành…

Ăn cháo thịt nóng nhiều hành để chống cảm lạnh

Ăn cháo thịt nóng nhiều hành để chống cảm lạnh

Bạn cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi, súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm hoặc uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho; nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm xung huyết mũi…Nếu bạn bị cảm nặng với các triệu chứng: da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt mỏi, rét run…Khi đó, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách phòng bệnh

Bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ các chất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngày mưa rét, bạn nên ăn một chút gừng, một chút hạt tiêu trong cháo, phở để giúp cơ thể chống rét tốt hơn. Đặc biệt bạn không nên bỏ bữa sáng vì bị đói cơ thể sẽ kém chịu đựng rét và ướt.

Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để phòng cảm lạnh

Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để phòng cảm lạnh

Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng lạnh. Mặc đủ ấm, quàng khăn, đội mũ khi ra ngoài để tránh bị lạnh. Dù trời mưa nhỏ, bạn cũng nên mặc áo mưa để tránh bị ướt và nhiễm lạnh. Tránh tiếp xúc lâu với thời tiết mưa lạnh.

BS. Ninh Hồng

Hạ thân nhiệt ở người cao tuổi và cách xử trí

Mùa đông xuân ở miền Bắc thường có mưa phùn giá lạnh nếu không mặc đủ ấm có thể làm nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường (dưới 35 độ hoặc hơn). Khi giảm thân nhiệt dễ làm tổn thương nhiều cơ quan và gia tăng nguy cơ tử vong nhất là người cao tuổi.

Những yếu tố nguy cơ

Người cao tuổi khả năng kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bị giảm đi so với người trẻ; Người cao tuổi dinh dưỡng kém, mắc nhiều bệnh mạn tính và dùng nhiều loại thuốc nên dễ bị tổn thương hơn do lạnh; Người cao tuổi có xu hướng uống quá ít nước và dễ mất nước ngay cả trong mùa đông lạnh; Những người cao tuổi thiếu hoạt động ở nhà, ăn mặc không thích hợp cho thời tiết lạnh; Nhiều người cao tuổi thường có thói quen tiết kiệm chi phí nên ít dùng máy sưởi ấm.

Làm thế nào để xác định hạ thân nhiệt ở người cao tuổi?

Trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, da lạnh, có thể có ngón tay và môi xanh, giảm sự tỉnh táo, lú lẫn nhẹ, nói lắp. Tuy nhiên, luôn nhớ rằng những người cao tuổi bị hạ thân nhiệt có thể không rùng mình hay phàn nàn về cảm giác lạnh; Lưu ý hạ thân nhiệt mà không thể được xác định bằng cách sử dụng nhiệt kế gia dụng, phải sử dụng nhiệt kế y tế để xác định. Vì sử dụng nhiệt kế không đúng, người già sẽ trở nên ít cảnh giác và sự nhầm lẫn có thể làm trầm trọng thêm hạ thân nhiệt, nguy hiểm cho hệ thống hô hấp và chức năng tim.

Hạ thân nhiệt Thời tiết lạnh người cao tuổi dễ bị hạ thân nhiệt, gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.

Trường hợp người cao tuổi sống một mình, xử trí thế nào?

Người sống một mình có thể gặp khó khăn khi làm ấm nóng nhà và chăm sóc cho bản thân (mặc quần áo, ăn, uống). Họ có nguy cơ cao đối với thương tổn do lạnh. Đôi khi, người già sống một mình bị té ngã ở nhà và vẫn còn nằm trên sàn lạnh trong thời gian dài, có thể dẫn đến hạ thân nhiệt nặng. Do đó, cần thực hiện các giải pháp sau đây: Giữ liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè, hàng xóm hoặc tình nguyện viên công tác xã hội; Nên thiết lập và đăng ký các chi tiết cá nhân khi sống đơn độc (tên, địa chỉ và số điện thoại) cho các tổ chức quản lý người cao tuổi (câu lạc bộ người cao tuổi, trạm y tế, bác sĩ gia đình...) để được theo dõi sức khỏe định kỳ và liên hệ khi cần thiết.

Phải làm gì nếu nghi ngờ bị hạ thân nhiệt ở người cao tuổi?

Gọi trợ giúp y tế ngay lập tức tại nhà và/hoặc đi đến bệnh viện ngay lập tức; Trước khi sự hỗ trợ y tế, cần: Nhẹ nhàng di chuyển người cao tuổi đến một nơi ấm và khô; Nếu quần áo đang mặc bị ướt phải thay ngay quần áo khô và cuộn người trong chăn để giữ ấm; Để họ nằm yên, không trở người nhiều, cho uống ngay nước ấm (trà gừng ấm, sữa ấm...).

Biện pháp nào phòng ngừa?

Cần sưởi ấm thích hợp và tránh tiếp xúc với lạnh

Duy trì nhiệt độ khoảng 240C trong phòng. Mua một nhiệt kế đo nhiệt độ phòng là rất cần thiết; Để cho hệ thống sưởi có hiệu quả, khép kín các cửa nhà (cửa sổ, cửa ra vào...). Không khí trong phòng nên được giữ đủ độ ẩm: tránh không khí quá khô và khó chịu cho hơi thở, trong khi đồng thời tránh không khí quá ẩm ướt có thể gây bệnh; Kiểm soát sự an toàn của máy sưởi trong nhà, với sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình và các chuyên gia. Nghiêm cấm sử dụng máy sưởi chạy bằng dầu hỏa, vì loại máy này thải ra carbon monoxide có thể gây mất ý thức; Mặc quần áo đủ ấm và thoải mái để tránh mất nhiệt, nhưng không làm hạn chế đi lại trong nhà; Điều quan trọng là mặc đủ ấm và ăn uống đầy đủ vào buổi sáng, vì cơ thể vẫn không đủ hoạt động (do sự trao đổi chất thấp) để làm ấm; Vào ban đêm, khi đi ngủ, cần đắp chăn ấm, mặc quần áo đủ ấm, đi tất chân và nhiệt độ phòng đủ ấm (sử dụng máy sưởi an toàn); Tránh ra ngoài trong thời tiết lạnh. Nên theo dõi các dự báo thời tiết và có kế hoạch ra khỏi nhà phù hợp; Khi cần thiết rời khỏi nhà, cần mặc ấm, có áo khoác, đội mũ len và đeo găng tay.

Giữ thói quen sức khỏe lành mạnh

Uống đủ lượng nước trong mùa đông, uống 6-8 ly nước ấm một ngày, ngay cả khi không cảm thấy khát nước; Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffeine; Ăn thường xuyên, các bữa ăn tương đối nhẹ 5-6 lần một ngày, tránh ăn các bữa ăn nặng; Dùng thức uống và thực phẩm nóng giúp bảo vệ thân nhiệt; Khi ở nhà, chủ động vận động thích hợp để tăng lưu lượng máu và tăng nhiệt độ cơ thể.

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc có thể làm tăng độ nhạy cảm với thời tiết lạnh (đặc biệt là thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc giảm đau “mạnh”) có thể nâng cao các rủi ro khi tiếp xúc với lạnh.

Trường hợp nghi ngờ bị hạ thân nhiệt (giảm nhiệt độ cơ thể) - nếu người già xuất hiện lạnh, kém đáp ứng hay lú lẫn cần gọi trợ giúp y tế ngay lập tức.

BS. Hải Châu

((Theo health.gov.il))